Monday, May 15, 2017

Top 5 sự kiện Pháp luật gây sự chú ý năm 2015

(PL+) - Năm 2015 khép lại với nhiều sự kiện pháp luật nổi bật, đặc biệt hệ thống ngành Tư pháp nước nhà đã có nhiều cải cách, ban hành và ra đời nhiều dự án luật. Hãy cùng Phapluatplus nhìn lại 5 sự kiện pháp luật nổi bật nhất năm 2015.

1. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm 2015, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđược tổ chức trên quy mô cả nước nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, tuyên truyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mỗi công dân.
Trong buổi tối 9/11, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước.
Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước.
Cuộc thi đã thành công rực rỡ với gần 5 triệu bài dự thi của người dân khắp mọi miền Tổ quốc gửi về Ban Tổ chức cuộc thi các cấp, trở thành cuộc thi tìm hiểu có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
Đó cũng là ngày ra mắt chuyên trang truyền thông Pháp luật (ww.phapluatplus.vn) - báo Pháp luật Việt Nam, góp phần đưa thông tin tuyên truyền pháp luật tới độc giả cả nước. Trong ngày ra mắt, Phapluatplus đã trực tuyến ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên toàn quốc và buổi lễ trao giải cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngày 9/11 cũng là ngày ra mắt chuyên trang truyền thông Pháp luật (ww.phapluatplus.vn) - báo Pháp luật Việt Nam, góp phần đưa thông tin tuyên truyền pháp luật tới độc giả cả nước.
Ngày 9/11 cũng là ngày ra mắt chuyên trang truyền thông Pháp luật (ww.phapluatplus.vn) - báo Pháp luật Việt Nam, góp phần đưa thông tin tuyên truyền pháp luật tới độc giả cả nước.
Trước đó, từ năm 2013, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã lấy ngày 9/11 là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là năm ghi nhận một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước.
Đó cũng là năm toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp (sửa đổi) của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Đưa 8 "đại án" trọng điểm ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII của Đảng
Năm 2015, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp phiên thứ 8 và thống nhất chủ trương đưa 8 vụ án trọng điểm ra xét xử sơ thẩm trước Đại hội lần thứ XII của Đảng gồm:
(1). Vụ án đại gia “thủy sản” miền Tây Lâm Ngọc Khuân và đồng bọn: Từ 2008-2012, Lâm Ngọc Khuân với tư cách là Chủ tịch HĐQT Cty Phương Nam đã đã có “cú lừa” ngoạn mục chiếm đoạt gần 1.000 tỉ đồng, sau đó cao chạy xa bay bỏ lại 27 “trợ thủ” (trong đó có 25 người là cán bộ ngân hàng).
(2). Vụ án Phạm Văn Cử và đồng bọn: Phạm Văn Cử nguyên Giám đốc Chi nhánh 7 của Ngân hàng Agribank - TPHCM - đã cùng 2 thuộc cấp để 1 giám đốc doanh nghiệp cùng 5 đồng phạm chiếm đoạt của ngân hàng này hơn 600 tỉ đồng.
Nguyên giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội được xác định là người đứng đầu trong việc để thất thoát hơn 2.500 tỷ đồng.
Nguyên giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội được xác định là người đứng đầu trong việc để thất thoát hơn 2.500 tỷ đồng.
(3). Vụ Trần Quốc Đông và đồng bọn: Trần Quốc Đông - nguyên Phó TGĐ TCty Đường sắt VN - bị bắt cùng 3 cán bộ khác để điều tra nghi án nhận hối lộ 16 tỉ đồng của nhà thầu Nhật Bản - Tập đoàn JTC. Từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2014, JTC đã chuyển tổng cộng 11 tỉ đồng cho ông Bằng và một số lãnh đạo dự án. 6 cựu quan chức khai đã sử dụng cho chi phí tiếp khách, hội họp, làm ngoài giờ, nghỉ mát...
(4). Vụ Dương Thanh Cường và đồng phạm: Dương Thanh Cường - nguyên TGĐ Cty cổ phần Tập đoàn Bình Phát - đã lợi dụng mối quan hệ quen biết với lãnh đạo Agribank Bình Chánh, lập khống nhiều giấy tờ để vay tiền của Agribank Bình Chánh, gây thiệt hại hơn 27,3 tỉ đồng của Nhà nước.
(5). Vụ án Phạm Bích Lượng (nguyên GĐ Agribank chi nhánh Nam Hà Nội) và đồng phạm: Cụ thể, Công ty liên doanh Lifepro Vietnam từng đầu tư gần 200 triệu USD xây nhà máy ở tỉnh Ninh Bình hồi năm 2007. Dự án này được Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay đầu tư hàng nghìn tỉ đồng mà không có cơ chế kiểm tra giám sát. Sau đó GĐ Công ty liên doanh Lifepro Vietnam đã bỏ về nước.
Bà Phạm Thị Bích Lương (đứng giữa) - cựu Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội.
Bà Phạm Thị Bích Lương (đứng giữa) - cựu Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội.
(6). Vụ Vũ Quốc Hảo và đồng phạm: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, TGĐ ALC II Vũ Quốc Hảo thông đồng với các lãnh đạo chủ chốt Công ty giám định, thẩm định Việt Nam nhằm nâng giá trị tàu lặn Tinro 2 từ 100 triệu đồng thành 130 tỉ đồng, đồng thời chỉ đạo cấp dưới của mình thực hiện hợp đồng mua bán thuê tài chính vào ngày 26.12.2007 giữa Cty ALC II và Cty Cát Long Hải để giải ngân 130 tỉ đồng. Số tiền chiếm đoạt, Hảo sử dụng hơn 78 tỉ đồng để mua gần 90.000m2 xây dựng trạm dừng chân Miền Tây ở huyện Cái Bè, Tiền Giang.
(7). Vụ Nguyễn Thế Dũng và đồng phạm: Nguyễn Thế Dũng - nguyên TGĐ Cty TNHH MTV Dầu khí Đồng Tháp - cùng 11 bị can bị truy tố về tội “Buôn lậu”. Còn hai bị can khác trong vụ án nguyên là cán bộ Hải quan Cẩm Phả (Quảng Ninh). Trong vòng hơn 7 tháng, Nguyễn Thế Dũng đã chỉ đạo tạm nhập để buôn lậu gần 7.700 tấn dầu diesel. Trị giá hàng buôn lậu số dầu diesel này là hơn 168 tỉ đồng, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 22 tỉ đồng.
(8). Vụ án Lê Hùng Sơn và đồng phạm.
Đến nay, cơ quan chức năng đã đưa ra xét xử sơ thẩm 6 vụ, còn vụ Nguyễn Thế Dũng và đồng phạm có lịch xét xử sơ thẩm vào cuối tháng 12/2015. Ngoài ra, kết thúc điều tra và đang xây dựng cáo trạng đối với vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam.
3. Liên tiếp xảy ra nhiều vụ thảm án nghiêm trọng
Một loạt vụ án mạng nghiêm trọng, sát hại nhiều người gây rúng động dư luận đã xảy ra trong năm 2015 tại Nghệ An, Bình Phước và Yên Bái.
Tại Nghệ An, chiều 2/7, người dân đi đánh cá ở khu vực khe Cát Tả thuộc địa phận bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An đã phát hiện thi thể 4 người ở lán trại trong rừng. Các nạn nhân đều là người thân của gia đình anh Lô Văn Thọ (SN 1985), tử vong có dấu hiệu bị sát hại.
Hiện trường vụ án mạng nghiêm trọng tại Nghệ An.
Hiện trường vụ án mạng nghiêm trọng tại Nghệ An.
Vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng đã xác định hung thủ trong vụ án là Vi Văn Hai, (SN 1995), trú tại xã Tam Hợp, Huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An). Ngày 30/9, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt tử hình với bị cáo Vi Văn Hai.
Tại Bình Phước, sáng 7/7, tại gia đình của ông Lê Văn Mỹ (SN 1967), chủ Công ty chế biến gỗ Quốc Anh (xã Minh Hưng, Huyện Chơn Thành, Bình Phước) có xảy ra vụ án mạng khiến 5 người tử vong.
Tại cơ quan công an, đối tượng chủ mưu Nguyễn Hải Dương khai nhận do mâu thuẫn tình cảm với Nguyễn Thị Ánh Linh (con gái ông Lê Văn Mỹ) nên đã lên kế hoạch sát hại cả gia đình bạn gái. Sau đó đối tượng đã rủ đồng phạm đến nhà ông Lê Văn Mỹ để sát hại 6 người trong gia đình và cướp một số tài sản quý giá.
Hai bị cáo trong vụ thảm án tại Bình Phước đã bị tuyên án tử hình thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Hai bị cáo trong vụ thảm án tại Bình Phước đã bị tuyên án tử hình thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Tại Yên Bái, khoảng 17h chiều 12/8, tại Đội 16, thôn Cài, xã Lâm Giang, Văn Yên, Yên Bái đã xảy ra một vụ thảm án khiến 4 người trong một gia đình tử vong. Các nạn nhân được xác định gồm anh Trần Kim Long (SN 1983) cùng vợ, con và em vợ của Long, bị sát hại bằng hung khí sắc, tập trung vào phần đầu và phần cổ, thể hiện tính hung ác, man rợ của đối tượng gây ra vụ việc.
Sau hơn 63h tung hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an vào cuộc điều tra, truy tìm hung thủ, đến khoảng hơn 10h ngày 15/8, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ đối tượng Đặng Văn Hùng khi đang bỏ trốn tại khu vực đồi thôn 2, Lục Yên, Yên Bái.
Tiếp đó, chiều 12/11, Phạm Văn Thành (SN 1985) ở thôn 13, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, Yên Bái rủ em vợ là Đào Duy Phúc (SN 1990), lên đồi phía sau nhà để chặt cây sau đó dùng dao chém Phúc nhiều nhát.
Sau khi gây án, Thành bỏ về nhà và khoảng 16h cùng ngày, người thân đã phát hiện Phạm Duy Thành cùng với hai con là Phạm Duy Công và Phạm Tiến Đạt chết trong tư thế treo cổ tại nhà.
4. Người tù xuyên 2 thế kỷ được minh oan
Sáng ngày 28/11/2015, tại UBND thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận, Đại tá Phạm Thật, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bình Thuận đã trao cho ông Huỳnh Văn Nén quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Nén trong vụ án bà Lê Thị Bông bị sát hại.
Người tù xuyên hai thế kỷ Huỳnh Văn Nén chính thức được minh oan.
Người tù xuyên hai thế kỷ Huỳnh Văn Nén chính thức được minh oan.
Trong vụ án bà Lê Thị Bông, ông Nén bị xác định là thủ phạm và bị TAND tỉnh Bình Thuận kết án tù chung thân về 2 tội danh “giết người” và “cướp tài sản”.
Sau nhiều năm được gia đình, người thân và các luật sư giúp đỡ kiên trì gửi đơn lên các cấp kêu oan, chiều ngày 22/10/2015, ông Huỳnh Văn Nén được cho tại ngoại. Tính đến ngày được tại ngoại, ông Nén đã phải ở tù 17 năm 5 tháng (1998 - 2015) và được cho là người tù oan xuyên “2 thế kỷ”.
Nhà báo Quốc Cường - Tổng Thư ký toà soạn Phapluatplus đã tặng quà cho ông Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén tại buổi gặp gỡ ở tòa soạn Phapluatplus.
Nhà báo Quốc Cường - Tổng Thư ký toà soạn Phapluatplus đã tặng quà cho ông Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén tại buổi gặp gỡ ở tòa soạn Phapluatplus.
Sáng 3/12, tại trụ sở UBND thị trấn Tân Minh (huyện Hàm Tân - Bình Thuận), TAND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với ông Huỳnh Văn Nén.
Phapluatplus đã trực tuyến buổi xin lỗi công khai của cơ quan tố tụng đối với ông Nén tại Bình Thuận, tổ chức cuộc gặp gỡ giữa hai người tù oan thế kỷ Nguyễn Thanh Chấn và ông Huỳnh Văn Nén và dành nhiều bài viết về sự kiện trên.
5. Việt Nam thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính
Quyền chuyển đổi giới tính được hợp thức hóa trong Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015. Theo đó, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Các bạn trẻ đeo băng rôn khẩu hiệu chúc mừng người chuyển giới, hô vang khẩu hiệu
Các bạn trẻ đeo băng rôn khẩu hiệu chúc mừng người chuyển giới, hô vang khẩu hiệu "cảm ơn Quốc hội" tại Hồ Gươm.
Việc thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính được xem là một bước tiến quan trọng giúp cộng đồng có nhận thức đúng đắn hơn về người đồng tính, song tính và người chuyển giới.
Trước khi Bộ luật dân sự sửa đổi được thông qua, theo một thống kê cho thấy, hiện cả nước có trên 500.000 người có giới tính không trùng với giới tính hiện có. Nghĩa là hình dáng bên ngoài là nam nhưng trong suy nghĩ của họ lại là nữ và ngược lại. Việt Nam không cho phép thực hiện việc chuyển đổi giới tính, nên đến nay có khoảng 500 - 1.000 người đã ra ngước ngoài chuyển đổi giới tính và về sống ở Việt Nam.
Xuân Thái

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 comments: